Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
77405

Lịch Sử Hình Thành

Ngày 02/01/2018 15:21:13

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ

1. Tên gọi

1.1. Tên gọi trước đây là xã Phú Sơn được tách từ xã Phú Lệ từ năm 1988. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi là trước kia xã có nhiều rừng núi phong phú, nhiều cây gỗ quý hiếm như: trò, lát, Dội….. (Phú là giàu, Sơn là núi rừng, nên xã được đặt tên là Phú Sơn)

1.2.Tên gọi hiện nay là xã Phú Sơn Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa của tên gọi là trước kia xã có nhiều rừng núi phong phú, nhiều cây gỗ quý hiếm như: trò, lát, Dội….. xã có nhiều rừng núi phong phú (Phú là giàu, Sơn là núi rừng, nên xã được đặt là Phú Sơn).

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Ngày 01 tháng 6 năm 1988 thành lập xã Phú Sơn tách từ xã Phú Lệ Cũ gồm có 4 bản là Bản Chiềng, Bản Ôn, Bản Tai Giác, Bản Khoa (trước kia bản Khoa gọi là Bản Cha Lát) và đến năm 1998 mới thành lập Bản Suối Tôn do người dân tộc Hmông di cư từ Lào Cai, Sơn La, Yên Bái đến, nằm dọc theo dòng suối Ôn.

2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã.

* Lịch sử hình thành Mường Ánh:

Theo lời kể của Ông: Phạm Bá Quang, đời chắt thứ 16 dòng họ Phạm Bá. Hiện nay đang sinh sống tại Bản Chiềng, Xã Phú Sơn kể lại rằng:

Ngày xưa dòng tộc chúng tôi, dòng họ Phạm Bá là cư dân ở nước Thái Lan sau vào khoảng năm 1700 Ông vua Thái Lan sinh được 11 người con trai, trong đó có 4 mẹ, Tức là Vua Thái có 4 vợ. Vợ thứ nhất là người Thái Lan, Vợ Thứ hai là người Việt Nam, Vợ thứ 3 là người Lào, Vợ thứ 4 là người MiAnMa.

- Năm 1725 bốn anh em trai tranh ngôi Vua Tại Băng Koc (Thái Lan) rồi xảy ra mâu thuẫn, nội chiến. Trong 4 anh em trai khi đó là họ Lò Khăm hay Lò Khâm gì đó, người anh cả thắng thế nối ngôi cha, còn 3 anh thứ cùng gia đình và quân lính thân cận chạy sang tị nạn tại Bua Xà ( Thuộc nước Lào bây giờ), rồi vài năm sau cả 3 anh em họ Lò có ý định lật đổ nước Lào (Không thực hiện các khoản đóng góp mà nước Lào quy định). Vua Lào lúc đó cho xư giả sang cầu cứu Thái Lan. Biết tin ông anh cả liền điều quân lính sang sông Mể Công, sang Lào để chu di tam tộc, 3 người em trai coi lả phản tặc (Bốn anh em cùng cha khác mẹ)

Ba anh em gồm anh Ba, anh Tư, anh Út phải chạy sang Việt Nam để tị nạn. Nhưng quân lính cuả Thái Lan và Lào đuổi đánh ba anh em nói trên. Theo đường Mường Chanh, Mường Xim, Mường Pung, Mường Lát, Mường Lý, Mường Tuồng xuống địa phận Hang Ma (thuộc xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa bây giờ), rồi đến cửa sông Luồng tiếp giáp với sông Mã, thời đó sông Mã không có đò ngang, không có cầu để chạy sang bờ Bắc. May mắn thay cửa sông Luồng có một con thuyền của người Kinh gọi là thuyền mắt đỏ, con thuyền đó vừa đánh cá vừa bán muối đã cứu 3 anh em trai dòng họ Lò Khăm cất dấu dưới xạp thuyền mắt đỏ được sống thoát. Còn quân lính và gia quyến đều bị quân giặc cỏ giết hết, các thi hài được dân chúng cho vào quan tài cất dấu tại Hang Ma trên. Tức hang đá rộng tại cạnh bờ sông Luồng, Giặc Lào và Thái Lan tuyên bố rằng nếu phát hiện ai là dòng họ Lò Khăm thì giết. Kể từ đó 3 anh em thống nhất với nhau là phải khai họ Phạm Bá. Họ phân công nhau rằng: Người anh Ba ở Miền núi gồm 5 Châu (Huyện) bao gồm châu Như (Như Xuân), Châu Thường (Thường Xuân), Châu lang (Lang Chánh), Châu Ngọc (Ngọc Lặc), Châu Hoa (Quan Hóa)

Châu Hoa phân ra nhiều Tổng, trong đó có Phú Lệ, Tổng có Chánh Tổng và có Lý Trưởng riêng. Tổng Phú Lệ là thuộc Mường Ánh bây giờ.

Địa giới phía Bắc giáp Mai Châu cụ thể từ dốc Hang Hài, xã Vạn Mai, Mai Châu, Hòa Bình, phía Đông Bắc giáp Hồi Xuân cụ thể là Bản U (Thuộc Bản Thu Đông, xã Thanh Xuân ngày nay). Phía Đông giáp Bá Thước, Phía Nam Giáp Nam Tiến, Hiền Kiệt, Phía Tây giáp với Trung Thành.

Mường Ánh gồm 20 thôn bản gồm các bản sau: Bản U (Bản thu Đông bây giờ, Kiu Sa Ná), Bản Bá, Bản Phé, Bản Mý, Bản Mỏ, Bản Sại, Bản Tân Phúc, Bản Đuốm, Bản Hang, bản Chiềng, Bản Ôn, Bản Khoa, Cha Lát (Suối Tôn ngày nay), Bản Tai Giác, Bản Chăng, Bản Đỏ, Bản Trung Tân, Bản Uôn, Bản En, Bản Páng.

Rồi phân thành 4 Pọng: (Pọng Nưa, Pọng Tớ, Pọng Sại, Pọng Khoa), Mỗi Pọng có 2 người ở sở tại phụ trách, điều hành các công việc của Mường và Pọng, Mỗi thôn Bản có 1 ngươì phụ trách các công việc của Bản như đi Phu phiên cho Mường. Mường Ánh có Tạo Mường, Tạo Cai, Chánh Tổng, Lý trưởng, (Phó Lý là Cai đội). Cai đội là xư giả Chá Ngan, Pằn Quyền là Cận thần của Tạo Mường.

* Sự Tích Nàng Oát Ánh:

Nàng Oát Ánh tức là con út của Tạo Mường Ánh, là một người con gái rất xinh đẹp, trắng trẻo, nết na, thùy mị và là con của Tạo nên gây sự chú ý của rất nhiều Mường (Khoảng 100 Mường), muốn đến cầu xin Tạo lấy làm vợ, trong đó có cả Quân Tàu (Tức quân Trung Quốc ngày nay) cũng muốn chiếm lấy Nàng. Khi đó quân Tàu có điều kiện khá giả hơn và họ mang sính lễ gồm nhiều vật chất, trong đó có một nồi đồng to có 12 quai, họ trải qua quãng đường dài và các sông suối lớn trong đó có sông Mã, họ trèo nồi lên dọc Sông Mã và Mắc cạn tại Bản U, cuối cùng quay lại và bị chìm xuống Pha Mó. Họ tuyên bố rằng nếu không gả Nàng cho họ, họ sẽ giết hết Mường Ánh. Trong thời gian này số lượng người đến cầu hôn rất đông, dân bản không thế có đủ của cải tiếp đãi vì vậy họ tìm mọi cách để giết Nàng. Một hôm Nàng đi gội đầu và về nhà theo thường lệ Nàng hay nằm ngửa trên cửa sổ để phơi tóc thì bất ngờ có người lạ đến giật tóc dẫn đến Nàng bị gãy cổ và chết.

Sau này mộ Nàng được chôn cất ở Chống Mán (Nhót Huối Mí), với tư tưởng của người dân Nàng là con Út của tạo nên ho tưởng sẽ chôn nhiều của cải cùng Nàng nên họ tìm cách đào mổ, lấy trôm phần của cải ấy. Trước tình thế đó Tạo Mường tạo mộ giả của Nàng rất nhiều nơi.

Tạo Mường bây giờ có 3 vợ: Ông Nội của ông Phạm Bá Huyên là Tạo Mường, chú Ông Phạm Bá Tùng bản Chiềng là Bản của địa chủ sinh sống, cai quản vùng đát rộng lớn.

Địa phận từ Pù Hang Hài (Thuộc xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), đến bản Thu Đông (xã Thanh Xuân ), đến xã trung Thành huyện Quan hóa từ đó đến nay người xưa lưu truyền rằng lấy tên Nàng Oát Ánh đặt tên cho cả mường là mường Ánh đến bây giờ và Tảo mường sinh sống và cư trú tại bản Chiềng nên gọi chiềng ánh là trung tâm của cả mường Ánh

Lịch Sử Hình Thành

Đăng lúc: 02/01/2018 15:21:13 (GMT+7)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ

1. Tên gọi

1.1. Tên gọi trước đây là xã Phú Sơn được tách từ xã Phú Lệ từ năm 1988. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi là trước kia xã có nhiều rừng núi phong phú, nhiều cây gỗ quý hiếm như: trò, lát, Dội….. (Phú là giàu, Sơn là núi rừng, nên xã được đặt tên là Phú Sơn)

1.2.Tên gọi hiện nay là xã Phú Sơn Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái, Ý nghĩa của tên gọi là trước kia xã có nhiều rừng núi phong phú, nhiều cây gỗ quý hiếm như: trò, lát, Dội….. xã có nhiều rừng núi phong phú (Phú là giàu, Sơn là núi rừng, nên xã được đặt là Phú Sơn).

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Ngày 01 tháng 6 năm 1988 thành lập xã Phú Sơn tách từ xã Phú Lệ Cũ gồm có 4 bản là Bản Chiềng, Bản Ôn, Bản Tai Giác, Bản Khoa (trước kia bản Khoa gọi là Bản Cha Lát) và đến năm 1998 mới thành lập Bản Suối Tôn do người dân tộc Hmông di cư từ Lào Cai, Sơn La, Yên Bái đến, nằm dọc theo dòng suối Ôn.

2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã.

* Lịch sử hình thành Mường Ánh:

Theo lời kể của Ông: Phạm Bá Quang, đời chắt thứ 16 dòng họ Phạm Bá. Hiện nay đang sinh sống tại Bản Chiềng, Xã Phú Sơn kể lại rằng:

Ngày xưa dòng tộc chúng tôi, dòng họ Phạm Bá là cư dân ở nước Thái Lan sau vào khoảng năm 1700 Ông vua Thái Lan sinh được 11 người con trai, trong đó có 4 mẹ, Tức là Vua Thái có 4 vợ. Vợ thứ nhất là người Thái Lan, Vợ Thứ hai là người Việt Nam, Vợ thứ 3 là người Lào, Vợ thứ 4 là người MiAnMa.

- Năm 1725 bốn anh em trai tranh ngôi Vua Tại Băng Koc (Thái Lan) rồi xảy ra mâu thuẫn, nội chiến. Trong 4 anh em trai khi đó là họ Lò Khăm hay Lò Khâm gì đó, người anh cả thắng thế nối ngôi cha, còn 3 anh thứ cùng gia đình và quân lính thân cận chạy sang tị nạn tại Bua Xà ( Thuộc nước Lào bây giờ), rồi vài năm sau cả 3 anh em họ Lò có ý định lật đổ nước Lào (Không thực hiện các khoản đóng góp mà nước Lào quy định). Vua Lào lúc đó cho xư giả sang cầu cứu Thái Lan. Biết tin ông anh cả liền điều quân lính sang sông Mể Công, sang Lào để chu di tam tộc, 3 người em trai coi lả phản tặc (Bốn anh em cùng cha khác mẹ)

Ba anh em gồm anh Ba, anh Tư, anh Út phải chạy sang Việt Nam để tị nạn. Nhưng quân lính cuả Thái Lan và Lào đuổi đánh ba anh em nói trên. Theo đường Mường Chanh, Mường Xim, Mường Pung, Mường Lát, Mường Lý, Mường Tuồng xuống địa phận Hang Ma (thuộc xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa bây giờ), rồi đến cửa sông Luồng tiếp giáp với sông Mã, thời đó sông Mã không có đò ngang, không có cầu để chạy sang bờ Bắc. May mắn thay cửa sông Luồng có một con thuyền của người Kinh gọi là thuyền mắt đỏ, con thuyền đó vừa đánh cá vừa bán muối đã cứu 3 anh em trai dòng họ Lò Khăm cất dấu dưới xạp thuyền mắt đỏ được sống thoát. Còn quân lính và gia quyến đều bị quân giặc cỏ giết hết, các thi hài được dân chúng cho vào quan tài cất dấu tại Hang Ma trên. Tức hang đá rộng tại cạnh bờ sông Luồng, Giặc Lào và Thái Lan tuyên bố rằng nếu phát hiện ai là dòng họ Lò Khăm thì giết. Kể từ đó 3 anh em thống nhất với nhau là phải khai họ Phạm Bá. Họ phân công nhau rằng: Người anh Ba ở Miền núi gồm 5 Châu (Huyện) bao gồm châu Như (Như Xuân), Châu Thường (Thường Xuân), Châu lang (Lang Chánh), Châu Ngọc (Ngọc Lặc), Châu Hoa (Quan Hóa)

Châu Hoa phân ra nhiều Tổng, trong đó có Phú Lệ, Tổng có Chánh Tổng và có Lý Trưởng riêng. Tổng Phú Lệ là thuộc Mường Ánh bây giờ.

Địa giới phía Bắc giáp Mai Châu cụ thể từ dốc Hang Hài, xã Vạn Mai, Mai Châu, Hòa Bình, phía Đông Bắc giáp Hồi Xuân cụ thể là Bản U (Thuộc Bản Thu Đông, xã Thanh Xuân ngày nay). Phía Đông giáp Bá Thước, Phía Nam Giáp Nam Tiến, Hiền Kiệt, Phía Tây giáp với Trung Thành.

Mường Ánh gồm 20 thôn bản gồm các bản sau: Bản U (Bản thu Đông bây giờ, Kiu Sa Ná), Bản Bá, Bản Phé, Bản Mý, Bản Mỏ, Bản Sại, Bản Tân Phúc, Bản Đuốm, Bản Hang, bản Chiềng, Bản Ôn, Bản Khoa, Cha Lát (Suối Tôn ngày nay), Bản Tai Giác, Bản Chăng, Bản Đỏ, Bản Trung Tân, Bản Uôn, Bản En, Bản Páng.

Rồi phân thành 4 Pọng: (Pọng Nưa, Pọng Tớ, Pọng Sại, Pọng Khoa), Mỗi Pọng có 2 người ở sở tại phụ trách, điều hành các công việc của Mường và Pọng, Mỗi thôn Bản có 1 ngươì phụ trách các công việc của Bản như đi Phu phiên cho Mường. Mường Ánh có Tạo Mường, Tạo Cai, Chánh Tổng, Lý trưởng, (Phó Lý là Cai đội). Cai đội là xư giả Chá Ngan, Pằn Quyền là Cận thần của Tạo Mường.

* Sự Tích Nàng Oát Ánh:

Nàng Oát Ánh tức là con út của Tạo Mường Ánh, là một người con gái rất xinh đẹp, trắng trẻo, nết na, thùy mị và là con của Tạo nên gây sự chú ý của rất nhiều Mường (Khoảng 100 Mường), muốn đến cầu xin Tạo lấy làm vợ, trong đó có cả Quân Tàu (Tức quân Trung Quốc ngày nay) cũng muốn chiếm lấy Nàng. Khi đó quân Tàu có điều kiện khá giả hơn và họ mang sính lễ gồm nhiều vật chất, trong đó có một nồi đồng to có 12 quai, họ trải qua quãng đường dài và các sông suối lớn trong đó có sông Mã, họ trèo nồi lên dọc Sông Mã và Mắc cạn tại Bản U, cuối cùng quay lại và bị chìm xuống Pha Mó. Họ tuyên bố rằng nếu không gả Nàng cho họ, họ sẽ giết hết Mường Ánh. Trong thời gian này số lượng người đến cầu hôn rất đông, dân bản không thế có đủ của cải tiếp đãi vì vậy họ tìm mọi cách để giết Nàng. Một hôm Nàng đi gội đầu và về nhà theo thường lệ Nàng hay nằm ngửa trên cửa sổ để phơi tóc thì bất ngờ có người lạ đến giật tóc dẫn đến Nàng bị gãy cổ và chết.

Sau này mộ Nàng được chôn cất ở Chống Mán (Nhót Huối Mí), với tư tưởng của người dân Nàng là con Út của tạo nên ho tưởng sẽ chôn nhiều của cải cùng Nàng nên họ tìm cách đào mổ, lấy trôm phần của cải ấy. Trước tình thế đó Tạo Mường tạo mộ giả của Nàng rất nhiều nơi.

Tạo Mường bây giờ có 3 vợ: Ông Nội của ông Phạm Bá Huyên là Tạo Mường, chú Ông Phạm Bá Tùng bản Chiềng là Bản của địa chủ sinh sống, cai quản vùng đát rộng lớn.

Địa phận từ Pù Hang Hài (Thuộc xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), đến bản Thu Đông (xã Thanh Xuân ), đến xã trung Thành huyện Quan hóa từ đó đến nay người xưa lưu truyền rằng lấy tên Nàng Oát Ánh đặt tên cho cả mường là mường Ánh đến bây giờ và Tảo mường sinh sống và cư trú tại bản Chiềng nên gọi chiềng ánh là trung tâm của cả mường Ánh