( Đường NTM xã Hồi Xuân huyện Quan Hóa )
Để cụ thể hóa mục tiêu đã đề ra UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoàn thành các xã và các Bản trong giai đoạn 2017- 2020 phải sát với điều kiện thực tế của cơ sở, và khả năng huy động nguồn lực của địa phương, không chạy theo thành tích; xã đạt chuẩn phải đảm bảo 100% các tiêu chí, không để nợ các tiêu chí chưa đạt, không để nợ đọng xây dựng cơ bản.
Kế hoạch đặt ra đến năm 2018 xã Phú Nghiêm đạt chuẩn nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 có 23 Bản đạt chuẩn NTM, trong đó tiến độ đề ra từng năm đó là năm 2017 có 3 bản về đích NTM, năm 2018 có 5 bản đạt chuẩn NTM, năm 2019 có 7 bản đạt chuẩn NTM và năm 2020 có 8 bản đạt chuẩn NTM.
Phấn đấu 100% số xã đạt các tiêu chí: Quy hoạch; thông tin và truyền thông; Hệ thống tổ chức chính trị- xã hội và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và An Ninh; Giáo dục. 100% số xã đạt tiêu chí điện và tổ chức sản xuất. 94% số xã đạt tiêu chí Thủy lợi và Lao động việc làm. 88% số xã đạt tiêu chí môi trường. 90% số xã đạt tiêu chí nhà ở dân cư. 41% số xã đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo …
Để hoàn thành được mục tiêu này, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện đã có các giải pháp chỉ đạo như: phân công các thành viên ban chỉ đạo huyện phụ trách các xã, các Bản đăng ký hoàn thành giai đoạn 2017- 2020; các đơn vị liên quan tham mưu bố trí nguồn vốn đảm bảo các xã, các Bản hoàn thành đúng tiến độ; tăng cường công tác tuyên truyền, để người dân hiểu rõ và thực sự trở thành chủ thể trongxây dựng nông thôn mới, làm cho người dân thấy rõ đây là cơ hội để thay đổi, nâng cao đời sống của mình; đổi mới phương pháp phân bổ và tiếp cận nguồn lực theo hướng cạnh tranh, để người dân thực sự có quyền quyết định việc sử dụng nguồn lực, nhằm khuyến khích sự tham gia và tạo thành phong trào thi đua mạnh mẽ trongxây dựng nông thôn mớigiữa các thôn bản và địa phương với nhau.
Tập trung thực hiện xây dựngBộ tiêu chí đạt chuẩnnông thôn mới theo thực tế của từng xã, từng thôn bản có điều kiện tương đồng gắn với xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của từng xã, từng bản.Về xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa.... Về môi trường, triển khai mạnh mẽ phong trào “nhà sạch, vườn đẹp”, cải tạo cảnh quan, môi trường. Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững. Huy động mọi nguồn lực như: vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay ưu đãi tín dụng, vốn lồng ghép, nguồn vốn ngân sách tỉnh, huyện… để tập trung thực hiện Chương trình.
Các thành viên Ban chỉ đạo huyện cần thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở. điều chỉnh quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; lồng ghép các nguồn lực, chủ động bố trí, sử dụng ngân sách địa phương; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; phân công trách nhiệm của từng thành viên đối với các tiêu chí chưa hoàn thành, gắn trách nhiệm của ngành phụ trách xã. Văn phòng điều phốinông thôn mớihuyện phối hợp cùng các sở ngành, các phòng ban chuyên môn huyện, các xã tham mưu các nguồn lực đầu tư và hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện.
Đối với các xã cần chủ động tổ chức triển khai các nội dung của Chương trình; tuyên truyền, vận động và huy động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng nông thôn mới; tạo được tinh thần, khí thế phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới của người dân; nêu cao trách nhiệm, vai trò và khuyến khích người đứng đầu thôn, bản (bí thư, trưởng bản) trong quá trình vận động và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại các hộ gia đình...